Nên chọn bàn phím không dây chơi game hay bàn phím có dây?

Một số game thủ không chỉ cân nhắc nên chọn ghế chơi game của hãng nào tốt nhất, hãng E-Dra như ghế gaming E-Dra Cittizen hay Ghế Warrior, Extreme Zero,…Gamer cũng thường đặt ra các câu hỏi rằng nên chọn mua bàn phím không dây chơi game hay bàn phím có dây là tối ưu nhất.

Để giúp các bạn game thủ giải đáp nên chọn loại nào, hãy cùng Bàn Ghế Chơi Game Giá Rẻ tìm hiểu rõ đặc điểm và lợi ích nổi bật của hai loại bàn phím này nhé!

Đặc điểm của bàn phím không dây chơi game:

Nói tới bàn phím cơ không dây thì chủ yếu có hai loại sau:

1/ Bàn phím không dây dùng đầu thu sóng 2.4GHz

Những mẫu này thường đi kèm với một đầu thu tín hiệu từ bàn phím giúp kết nối bàn phím với máy tính không dây. Tuy nhiên chiếc USB nhỏ xíu xiu này dễ lạc hay rơi mất vô cùng, kể cả khi có khe giữa đầu thu ở mặt sau bàn phím. Nếu kiểu bàn phím đang dùng có thêm kết nối có dây thì khi mất đầu thu sẽ không sau, còn chỉ có kết nối qua đầu thu mà lạc mất thì xem như bạn phải sắm lại cái khác.

2/ Bàn phím không dây để kết nối Bluetooth

Đối với bàn phím không dây chơi game này, vẫn không dây nhưng bạn không cần một đầu thu tín hiệu. Mọi thứ bạn cần là bàn phím cơ có Bluetooth và máy tính có Bluetooth. Nếu máy tính không có thì bạn sử dụng một USB phát Bluetooth là có thể sử dụng rất nhanh và tiện lợi. Nếu đầu phát sóng Bluetooth bị mất, bạn hoàn toàn có thể mua cái khác cho máy tính của mình mà không gặp trở ngại nào như những bàn phím không dây có sử dụng đầu thu.

Hiện nay đã có rất nhiều bàn phím không dây trên thị trường (kể cả bàn phím cơ và bàn phím màng). Nhưng khi nói cụ thể tới bàn phím cơ chơi game thì đa phần mọi người đều cho rằng có dây sẽ phù hợp hơn. Bàn phím cơ không dây thường nên dùng cho các công việc văn phòng, gõ máy, lập trình: không cần tốc độ quá nhanh, độ trễ không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuối cùng, độ chính xác không cần ở mức quá quá cao. Nguyên nhân là vì các công việc trên thường cần một bàn làm việc gọn gàng, ngăn nắp, bàn phím chiếm ít không gian, giảm thiểu sự lộn xộn càng nhiều càng tốt.

Bên cạnh đó bàn phím không dây còn giúp người dùng di chuyển tiện lợi hơn, cho cả quãng xa hoặc quãng gần. Muốn làm việc/ công tác ở đâu chỉ việc xách bàn phím mang đi là xong, không cần dây luộm thuộm. Còn với game thủ thật ra nhu cầu di chuyển không nhiều, trừ những giải đấu, những trận so tài face-to-face mà thật ra cũng khá hiếm. Đa phần gamer sẽ ngồi nhà, yên tĩnh, tập trung chiến game.

4 lợi thế của bàn phím cơ không dây (kết nối Bluetooth):

1/ Không giới hạn về bàn làm việc hay không gian

2/ Set up bàn làm việc nhanh chóng, không cần kết nối dây rối mắt

3/ Có thể kết nối với mọi thiết bị: từ smartphone, tới máy tính bảng, laptop và PC đều rất ổn

4/ Không cần lo nghĩ về các kiểu dây: như kiểu bàn phím cáp rời thì hay lo quên cáp ở nhà

Vì sao gamer thích chơi game với bàn phím có dây?

1. Bàn phím có dây nhạy hơn bàn phím không dây

Hầu hết các bàn phím chơi game tốt nhất trên thị trường đều là dạng có dây. Điểm khác biệt lớn nhất khiến các game thủ luôn tìm đến bàn phím có dây để gaming chính là vì “Bàn phím có dây nhạy hơn bàn phím không dây”. Ta sẽ tuyệt đối không gặp phải các vấn đề độ trễ, nhạy phím, không phản hồi với các tổ hợp phím phức tạp hay thậm chí là không nhận diện được các lệnh nhập đơn giản như ở bàn phím không dây.

Cụ thể với các bàn phím có dây thời gian độ trễ đôi khi giảm được từ 1ms tới tối đa 79ms so với kết nối không dây, và trong các game phản ứng nhanh như Fortnite, Valorant, và Apex Legends thì nhiêu đó thôi đã rõ phân thắng bại.

2. Mang đến trải nghiệm game trọn vẹn và không gián đoạn

Và một lý do quan trọng nữa đây: bàn phím có dây thì không cần phải thay pin như wireless keyboard, do đó sẽ không làm gián đoạn trong những trận game căng thẳng mà bàn phím lại vô cùng hết pin thì rất kinh khủng.

3. Về mặt bằng giá cả

Bàn phím cơ chuyên game có dây trên thị trường có nhiều range giá khác nhau, từ trung bình tới cận cao và cao cấp. Và ở cùng mức giá, một bàn phím cơ không dây luôn có giá đắt hơn khá nhiều so với cùng tính năng chất lượng nhưng thuộc loại có dây. Cho nên quẹo lựa là trước tiên gamer sẽ ưu tiên cho các lựa chọn có dây.

Xu hướng trong tương lai liệu như thế nào?

Ai cũng mong muốn bàn chơi game hay bàn làm việc của mình gọn gàng, thông thoáng và nhiều không gian cho di chuột nhất có thể. Và ai cũng hy vọng Bluetooth trong tương lai sẽ có nhiều công nghệ mới hơn để theo kịp độ nhạy và tốc độ của các bàn phím có dây. Nhưng từ đây tới đó rõ ràng là có rất nhiều thứ để xử lý, không chỉ là tốc độ mà còn là khả năng bị nhiễu trong môi trường cỏ nhiều kết nối Bluetooth, độ ổn định của kết nối trong suốt quá trình gaming và đặc biệt là thời gian sử dụng pin.

Nếu cả 4 yếu tố trên đều có sự thay đổi vượt bậc và cải tiến nhanh hơn hiện tại, thì chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi ở các thế hệ bàn phím không dây chơi game nhanh không thua kém bàn phím có dây chút nào.

Tuy nhiên, ngoài việc sắm cho mình bộ bàn phím không dây chơi game hay bàn phím có dây đi nữa, để tăng trải nghiệm game hoàn hảo, bạn cần chú ý tới ghế gaming của mình có thoải mái hay không. Bạn có thể cân nhắc Ghế cho game thủ Ghế gaming E-Dra Medusa EGC209 như một lựa chọn tối ưu.

Xem thêm: Top bàn phím chơi game tốt nhất năm 2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *